Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Bill Gates chỉ ra 6 câu hỏi nhân loại cần phải trả lời được để hiểu và khống chế thành công đại dịch Covid-19

Thời gian qua, các nhà nghiên cứu và chuyên gia sức khỏe cộng đồng khám phá ra rất nhiều khía cạnh liên quan tới virus SARS-CoV-2, nhưng từng đó dữ liệu vẫn chưa đủ. Virus và đại dịch Covid-19 vẫn còn bí ẩn trước con mắt dò xét của khoa học.

Tìm được các câu trả lời này, ta sẽ lấp đầy được những khoảng trống hiểu biết mà đưa ra các phương án chống dịch hiệu quả nhất. Hôm 23/4, vị tỷ phú Bill Gates viết trong một  bài đăng blog , rằng ông hy vọng các câu trả lời cho 6 câu hỏi dưới sẽ vẽ cho nhân loại một lộ trình đúng đắn.

Bill Gates chỉ ra 6 câu hỏi nhân loại cần phải trả lời được để hiểu và khống chế thành công đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bill Gates vừa đăng tải bài blog mới nhất, đặt tên "Đại dịch đầu tiên của xã hội hiện đại".

Liệu Covid-19 có phải là bệnh phát theo mùa?

Gần như mọi virus gây bệnh đường hô hấp (nhóm bệnh bao gồm Covid-19) bùng phát theo mùa. Đặc tính này có thể cho nhân loại “dễ thở” hơn khi hè tới, nhưng rất có thể lại khiến ta lơ là khi mùa thu tới. Tuy nhiên, vẫn phải nói tới mức độ “theo mùa” của con virus SARS-CoV-2 mới này.

Bởi lẽ ta biết virus lây lan cả tại Úc và các nước thuộc Bán Cầu Nam khác cũng, nơi có khí hậu trái ngược với Bán Cầu Bắc, nên ta đã biết bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 không nặng tính theo mùa như các loại cúm khác.

Có bao nhiêu người không có triệu chứng bệnh nhưng vẫn mang virus? Còn những người đã hồi phục thì sao?

Các mô hình máy tính cho thấy nếu có nhiều người không biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn lây truyền được virus, khó có thể bỏ cách ly xã hội mà không đối mặt với một đợt tái lây nhiễm. Ta mới chỉ biết rằng có những cá nhân đặc biệt như vậy.

Liệu giới trẻ có khả năng chống chịu virus cao hơn?

Hiểu rõ yếu tố độ tuổi ảnh hưởng ra sao tới triệu chứng Covid-19 nặng hay nhẹ, ta mới cân nhắc được việc mở lại trường học. Đây là vấn đề phức tạp vì dù giới trẻ ít mắc bệnh hơn, không thể loại trừ khả năng các em lây bệnh cho người khác.

Khi nào cần đi khám?

Một số nước áp dụng cách thức đo thân nhiệt để kiểm soát việc lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đủ điều kiện khám trên diện rộng, nên chỉ những người tại khu vực nhạy cảm (như sân bay, bệnh viện, …) mới cần theo dõi sức khỏe và thực hiện bài thử nếu cần thiết.

Bill Gates chỉ ra 6 câu hỏi nhân loại cần phải trả lời được để hiểu và khống chế thành công đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Kit thử Covid-19 do Việt Nam sản xuất.

Hoạt động nào khiến virus lây lan mạnh?

Khó có thể đưa ra nhận định hoạt động nào an toàn. Để trả lời câu hỏi này, mỗi người dân phải tự đánh giá tình huống và các nguy cơ mình đang đối mặt. Hiển nhiên, những khu vực đông người sẽ là nơi lây lan virus tiềm năng.

Đâu là nhóm người dễ bị ảnh phiên dịch hưởng nhất bởi Covid-19?

Ta biết rằng người lớn tuổi chịu tác động nặng nề hơn từ virus SARS-CoV-2, xét theo cả tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong. Việc nghiên cứu tác động của virus dựa trên giới tính, sắc tộc, … vẫn đang diễn ra.

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn còn dài. Những câu hỏi trên mà Bill Gates chỉ ra là một phần nhỏ, của cả  bài đăng blog  lẫn danh sách việc phải làm, trước khi ta có thể đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nhưng chặng đường dài nào cũng có những bước đầu tiên, và khi cả xã hội đều đồng lòng, ta sẽ tiến xa.

Trong thư, Bill Gates cũng gửi lời cảm ơn tới những người anh hùng, những người làm công tác y tế nơi tiền tuyến, chung tay trở thành lá chắn vững chãi cho xã hội. Khi đại dịch này qua đi, ta sẽ phải cảm ơn họ nhiều lắm.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ

Vào lúc này, Rubel đang cảm thấy sợ hãi. Khu nhà tập thể nơi anh công nhân 28 tuổi cùng các lao động nhập cư khác sinh sống đã bị phong tỏa. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, theo yêu cầu của nhà chức trách nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.

Vài tuần gần đây, đảo quốc Sư tử đã phải chứng kiến dịch bệnh bùng nổ một cách đáng sợ, với hàng ngàn ca nhiễm mới tại các ổ dịch trong những khu nhà tập thể cho công nhân người nước ngoài. Để kiểm soát, chính phủ đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ các cơ sở này, làm xét nghiệm cho công nhân và đưa mọi bệnh nhân có triệu chứng sang khu vực cách ly riêng.

Việc phong tỏa tưởng như hoàn toàn hợp lý, nhưng nó lại khiến hàng trăm ngàn công nhân bị kẹt lại, sống chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, đến mức để "giãn cách xã hội" thì quả thực là bất khả thi.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 1.

Singapore có tới 1,4 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu từ Nam Á và Đông Nam Á. Họ tới đây làm những công việc phổ thông, như giúp việc, công nhân xây dựng, công nhân nhà máy... và nhờ vậy trở thành lực lượng thiết yếu để giúp xã hội quốc gia này vận hành. Thế nhưng, họ vẫn nằm trong danh sách được trả lương thấp nhất, dễ chịu tổn thương nhất.

Rubel tới từ Bangladesh. Anh đến đây vào 6 năm trước, làm công nhân xây dựng để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Nhưng hiện tại với lệnh phong tỏa, không những khiến sức khỏe gặp rủi ro, anh còn lo lắng cho cuộc sống của người thân nơi quê nhà.

"Tôi sợ nhiễm virus, bởi nếu ngã bệnh thì lấy ai chăm lo cho gia đình," - Rubel chia sẻ.

Anh cũng chẳng thể ngờ tình cảnh này lại xảy ra. Trong 3 tháng đầu năm, Singapore được ca ngợi, trở thành hình mẫu của thế giới khi dập dịch rất nhanh với những phương pháp kìm hãm quyết liệt. Nhưng mọi chuyện thay đổi 180 độ. Tính từ 17/3 đến nay, số ca nhiễm ở quốc gia này tăng từ 266 lên hơn 12.000 trường hợp, theo số liệu từ ĐH Johns Hopkins.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 2.

Một căn phòng dành cho dân nhập cư

Đáng chú ý, mỗi ngày họ có hơn 1000 ca nhiễm, mà chỉ vài chục là từ công dân Singapore. Số còn lại, dịch thuật tất cả đều là lao động nhập cư.

Sự phân biệt của đất nước được xây dựng bởi người nhập cư

Có một sự thật ít người biết, đó là hầu hết các công trình biểu tượng của Singapore - như khu tổ hợp Marina Bay Sands, đều được xây dựng bởi đội ngũ lao động nhập cư.

40 năm trước, nền kinh tế của Singapore chưa mạnh như bây giờ. Không có nhiều đất đai và tài nguyên, chính phủ phải tập trung đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên nhằm tạo ra một nền kinh tế có xu hướng xuất khẩu, và thu lời từ công nghiệp hóa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 3.

Nhưng kế hoạch này vấp phải vấn đề, đó là dân số của Singapore quá nhỏ. Họ không đủ nhân lực, nên buộc phải dựa vào các lao động từ nước ngoài. 40 năm trước là thế, và bây giờ cũng vậy. Ngày nay, đất nước 5,7 triệu dân có khoảng 1/4 là lao động nước ngoài.

Kế hoạch đầy tham vọng đã có hiệu quả - ít nhất là với công dân Singapore. Lực lượng nhân công giá rẻ từ nước ngoài đã giúp thu nhập trung bình của dân Singapore lên tới 56.786 USD vào năm 2019, trở thành một trong những nơi thịnh vượng nhất thế giới tính trên GDP đầu người.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng ấy chẳng có phần của dân nhập cư. Họ bị gạt sang một bên, sống trong những điều kiện ngặt nghèo nhất, có rất ít quyền lợi và sự bảo hộ từ chính phủ. Nói cách khác khi một cơn khủng hoảng như Covid-19 ập đến, họ là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Những quả bom nổ chậm

Ngày 4/4, Singapore chứng khiến số ca nhiễm mới tăng thêm 75 người - bước tăng kỷ lục ở thời điểm đó. Lần theo dấu vết, nhà chức trách tìm về các khu nhà tập thể theo dạng ký túc xá, vốn được xây làm nhà ở cho dân nhập cư. Khoảng 200.000 công nhân sống trong 43 khu nhà như vậy.

Có một từ dùng để miêu tả tình trạng trong các khu nhà này: Chật! Mỗi phòng có khoảng 10 - 20 công nhân sống chen chúc, trong khoảng không gian từ 45 - 90m2.

Trong một video khảo sát của CNN về một trong những căn nhà như vậy, có cảnh công nhân nằm ngủ trên những chiếc giường tầng xếp sát cạnh, cách nhau chỉ trên dưới 1m. Hầu hết là nam giới, đến từ những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Họ dùng chung toilet, nhà tắm, phòng giặt, tủ đồ, và đến bữa thì xếp hàng nhận đồ ăn.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 4.

Mô tả như vậy để thấy rằng, việc tự cách ly đối với họ là vô nghĩa. Họ không thể giãn cách được vì chẳng có chỗ mà giãn, và đó là lý do vì sao virus corona có thể bùng phát nhanh đến vậy.

Đáng chú ý, chính phủ Singapore dường như phớt lờ rủi ro tại đây, và đã không hề cảnh báo họ cho đến khi mọi chuyện quá muộn. Đây là nhận xét của Alex Au, phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận TWC2 dành cho người nhập cư.

"Trong khi tuân theo cả thế giới yêu cầu giãn cách xã hội, tôi nghĩ chính phủ đã bỏ qua thực tế rằng đối với dân lao động chân tay phải ở 10 - 20 người/phòng, điều đó là không thể, " - ông cho biết. "Việc không thể nhìn thấu rủi ro này và đưa ra giải pháp hợp lý đã đẩy chúng tôi vào tình cảnh tồi tệ."

Tại một số khu nhà, công nhân cho biết các biện pháp của chính phủ giúp họ an tâm hơn. Zasim, công nhân 27 tuổi từ Bangladesh chia sẻ anh được cung cấp khẩu trang, nước rửa tay, dụng cụ vệ sinh, xà phòng, và cả trái cây tươi. Họ cho phép anh dùng WiFi miễn phí, kèm vài chiếc thẻ điện thoại để anh và nhóm bạn cùng phòng có thể gọi điện, nhắn tin cho người thân trong thời gian phong tỏa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 5.

Căn phòng Zasim sinh sống

Nhưng cũng giống như Rubel, điều khiến Zasim lo lắng nhất là ảnh hưởng đến tài chính. Dẫu vậy, việc chính phủ cho rằng công nhân nhập cư vẫn nên được trả tiền trong giai đoạn này, đồng thời cung cấp viện trợ để doanh nghiệp làm điều đó đã khiến anh cảm thấy yên tâm hơn.

Rubel cũng có cảm nhận tương tự. Giờ đây, khu nhà anh sống đã sạch sẽ hơn, được cung cấp đồ ăn mỗi ngày. Dẫu vậy, tâm trạng của anh vẫn rất căng thẳng. Quá đông người trong không gian hẹp, ai cũng sợ mình đang sống chung với nhóm chưa phát triệu chứng.

"Thực sự rất căng thẳng cho bất kỳ ai trong tình cảnh này," - trích lời Desiree Leong, chuyên viên điều hành Tổ chức Nhân đạo cho Lao động nhập cư tại Singapore. "Bạn bị nhốt trong đó cả ngày. Rất căng thẳng và khó chịu."

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 6.

Theo Tommy Koh - luật sư người Singapore nhận định, những khu nhà như vậy không khác gì bom nổ chậm với đất nước. "Cách Singapore đối xử với người nhập cư thực sự không văn minh. Chính phủ cho phép chủ doanh nghiệp đưa lao động vào trong các căn phòng chỉ toàn giường, không có chỗ mà kê ghế. Họ ở chen chúc nhau như cá hộp, 12 người trong một phòng."

"Đó là một quả bom, chỉ chờ dịp để kích nổ."

Nguồn: CNN

Công thức giảm cân của "Tiểu Yến Tử” Triệu Vy: Xuống ngay 13kg trong 1 tháng, chân tay thon thả, trẻ ra đến chục tuổi

Có lẽ khi nhắc đến Triệu Vy, mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến vai diễn để đời Tiểu Yến Tử của cô trong bộ phim truyền hình Trung Quốc là một phần ký ức của biết bao thế hệ người Việt Hoàn Châu Cách Cách. Nhắc đến đây, chắc hẳn ai cũng nhớ đến hình ảnh cô bé nhỏ nhắn như “chú chim én” dễ thương nhưng cũng không kém phần lém lỉnh. Thời gian trôi nhanh, cô gái Tiểu Yến Tử biên dịch năm ấy nay đã chạm mốc tuổi 44, kết hôn và có một con gái.

Sau thời gian vắng bóng trước ống kính, tại một sự kiện vào đầu năm 2018, cô xuất hiện trong bộ váy lụa đỏ để lộ ra phần cánh tay trái khiến không ít người phải suýt xoa trước tác động của thời gian tới vóc dáng của Triệu Vy. Từ đó, vẻ ngoài của cô nhanh chóng trở thành đề tài nóng của cư dân mạng.

Hình ảnh Triệu Vy trong bộ váy lụa đỏ tại một sự kiện đầu 2018 (trái) và hình ảnh cô chụp cùng Cổ Cự Cơ (phải) khiến cư dân mạng bàn tán, có người ác ý gọi cô là "bà cô béo".

Bẵng đi một thời gian, tháng 5/2018, Triệu Vy xuất hiện tại đêm nhạc của Cổ Cự Cơ. Một lần nữa, ngoại hình của cô trở thành đề tài để bàn tán, nhiều cư dân mạng ác ý còn gọi Triệu Vy là “bà cô béo”. Tuy nhiên, đó có lẽ lại chính là điều đã khiến cô quyết tâm thực hiện kế hoạch giảm cân, hồi xuân của mình.

Chỉ đúng 1 tháng sau, người ta hoàn toàn không nhận ra Triệu Vy khi cô xuất hiện trong chương trình truyền hình thực tế “Nhà hàng Trung Hoa”. Cô như trẻ lại tới hai chục tuổi trong trang phục chiếc áo len bồng, quần jean đùi và giày thể thao để lộ đôi chân nhỏ nhắn, thon gọn cùng vóc dáng và gương mặt trẻ trung.

Hình ảnh Triệu Vy lột xác sau 1 tháng khi xuất hiện trong chương trình “Nhà hàng Trung Hoa”.

Hình ảnh của cô khiến tất cả mọi người ngỡ ngàng bởi đôi tay và chân mập mạp đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là thân hình cân đối cùng gương mặt góc cạnh hoàn hảo. Chưa dừng lại ở đó, sau khi tham dự Liên hoan phim Quốc tế tại Hải Nam (Trung Quốc), Triệu Vy một lần nữa làm cư dân mạng sốc nặng khi đăng tải hình ảnh của mình trong bộ váy đen với vòng eo “con kiến” mà biết bao cô gái phải mơ ước.

Triệu Vy với vòng eo "con kiến" tại Liên hoan phim Quốc tế tại Hải Nam (Trung Quốc).

Sự thật là Triệu Vy đã giảm 13kg trong đúng 1 tháng chỉ nhờ 3 thủ thuật và 3 món ăn vô cùng quen thuộc mà ai trong chúng ta cũng biết nhưng chẳng ai nghĩ đến nó có thể giúp cô “lột xác” ngoạn mục đến thế.

3 thủ thuật giúp Triệu Vy giảm cân và hồi xuân

1. Kiểm soát việc ăn uống

Triệu Vy tiết lộ rằng cô đã giảm cân bằng cách kiểm soát việc ăn uống của mình. Cô thẳng thắn chia sẻ mình là người “ăn thùng uống vại”, luôn là người đầu tiên cầm đũa lên ăn trong bữa cơm nhưng cũng là người cuối cùng đặt đũa xuống để kết thúc bữa ăn. Do đó, đối với cô, kiểm soát thói quen ăn uống là rất quan trọng.

Triệu Vy tiết lộ rằng cô đã giảm cân bằng cách kiểm soát việc ăn uống của mình.

2. Uống nước ép rau củ tự chế

Triệu Vy thường uống nước ép rau củ với nguyên liệu là dưa chuột, táo, cà chua và mướp đắng. Thi thoảng, cô cũng thêm cả tỏi, hành tây, hạt tiêu và các loại nước ép khác theo sở thích của mình. Nghe có vẻ hương vị của nó chắc sẽ kinh lắm nhưng thực tế nó lại rất có lợi cho sức khỏe và giúp giảm cân, vì vậy, cô uống nó mỗi ngày.

3. Bơi lội giúp giảm cân

Mỗi ngày dành ra nửa giờ để bơi lội, Triệu Vy sở hữu đôi tay và chân thon gọn chỉ trong thời gian ngắn.

Bài tập thường xuyên nhất mà Triệu Vy thực hiện không phải là chạy bộ mà là bơi lội. Điều này giúp cô có được đôi chân thon thả. Bơi còn là bài tập giảm cân hiệu quả nhất, không những giúp tăng độ linh hoạt của cơ bắp mà còn chống lại sự lão hóa và không mất nhiều thời gian. Mỗi ngày, cô chỉ cần dành ra khoảng nửa giờ và 1 tháng sau cô đã nhận được thành quả mỹ mãn.

3 món ăn giúp giảm cân của Triệu Vy

1. Đậu xanh và khoai lang

Đậu xanh là thực phẩm tuyệt vời để giảm cân bởi nó chứa ít chất béo nhưng lại giàu chất xơ và protein, thích hợp để bổ sung năng lượng cho cơ thể khi đói. Hơn nữa, nó cũng rất tốt cho việc thúc đẩy nhu động ruột.

Món đậu xanh và khoai lang "thần thánh" giúp Triệu Vy giảm cân.

Trong khi đó, khoai lang cũng có tác dụng giảm cân tương tự. Nó giàu vitamin và chất xơ, có thể ăn cả vỏ. Tuy nhiên, bản thân khoai lang lại có chứa lượng tinh bột cao, do đó, Triệu Vy chỉ sử dụng nó cho bữa sáng hoặc dùng nó để thay thế cho cả một bữa ăn.

2. Uống súp và ăn trái cây thay cho bữa tối

“Tiểu Yến Tử” Triệu Vy bật mí công thức giảm cân, xuống ngay 13kg trong 1 tháng, chân tay thon thả, trẻ ra đến hai chục tuổi - Ảnh 7.

Món súp và trái cây được Triệu Vy sử dụng thay cho bữa tối.

Súp có thể tạo ra cảm giác no, do đó, Triệu Vy thường uống súp để thay thế cho cả bữa tối. Loại súp cô sử dụng có thể là súp khoai lang, lúa mì, súp Qizi… những món ưa thích của cô. Súp cũng giúp tiêu hóa rất tốt. Nếu uống súp rồi mà vẫn chưa thấy no, cô có thể ăn thêm cả trái cây, thường là dưa chuột, táo hoặc lê.

3. Uống nước chanh

“Tiểu Yến Tử” Triệu Vy bật mí công thức giảm cân, xuống ngay 13kg trong 1 tháng, chân tay thon thả, trẻ ra đến hai chục tuổi - Ảnh 8.

Nước chanh không những giúp Triệu Vy giảm cân mà còn mang lại tác dụng chăm sóc da.

Bí quyết giảm cân của Triệu Vy cũng bao gồm cả nước chanh. Cô thường cắt lát chanh rồi ướp với đường và mật ong. Khi muốn uống, cô sẽ lấy vài lát ra rồi pha với nước để uống vào bất kỳ lúc nào. Không những giúp giảm cân, uống nước chanh cũng sẽ giúp chăm sóc da.

Tham khảo thêm tại weibo.zhaowei, Weibo

Dương Triệu Vũ: "Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng"

Mới đây, trên kênh phiên dịch Youtube của Đàm Vĩnh Hưng đã đăng tải một clip quay lại cảnh anh đang cắt tóc cho Dương Triệu Vũ tại nhà riêng. Trong clip, Dương Triệu Vũ tâm sự:

" Thời điểm dịch bệnh này tất cả các tiệm cắt tóc đều đóng cửa hết, chỉ có mình "tiệm cắt tóc" của anh Hưng mở cửa, nên tôi phải qua cắt ngay.

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 1.

Nói vậy chứ tôi vẫn phải tuân thủ những luật lệ mà chính phủ đã đưa ra. Chẳng hạn, dù để anh Hưng cắt tóc cho, tôi vẫn phải đeo khẩu trang, sát khuẩn toàn thân, rửa tay khi bước vào nhà anh ấy.

Ngôi nhà của anh Hưng đúng là tuyệt vời nhất, vừa bước vào đã được sát khuẩn toàn thân luôn. Đã thế còn được sấy khô người, đo nhiệt độ, rửa tay ".

Anh còn tiết lộ thêm mức giá rất cao cho một lần được Đàm Vĩnh Hưng cắt tóc, lên tới 15 triệu: " Cắt một bộ tóc như thế này anh Hưng lấy tôi 15 triệu, nhưng vì gần đây dịch bệnh không hàng nào mở nên tôi phải bóp bụng qua nhà anh ấy để cắt ".

Về phía mình, Đàm Vĩnh Hưng nói: " Đầu của Dương Triệu Vũ rất khó cắt vì có 4 xoáy lận, tóc quái đản lắm, mọc hướng nọ hướng kia ".

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 3.

Không những vậy, việc Dương Triệu Vũ đeo khẩu trang khi cắt tóc cũng khiến Đàm Vĩnh Hưng khó cắt hơn. Anh nói : "Làm khó tôi quá, đeo khẩu trang vào khó cắt quá. Nhưng dù khó thế nào cũng phải tuân thủ".

Dương Triệu Vũ cũng chia sẻ lí do vì sao phải đeo khẩu trang ngay cả lúc cắt tóc: "Tôi vẫn phải tuân thủ bằng cách đeo khẩu trang thôi, chứ tôi vẫn khỏe và hai tháng nay có gặp ai đâu.

Một số người khi coi clip sẽ bắt tôi cởi khẩu trang, một số lại quay ra chửi vì sao lại cởi ra. Không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người được".

Đàm Vĩnh Hưng tiếp lời: " Tôi quay các clip xong thì bị nói phải đeo khẩu trang, đeo vào lại bảo không thấy mặt tôi. Tôi sợ cộng đồng mạng quá, sợ lắm luôn".

Tiếp đó, Dương Triệu Vũ còn chia sẻ thêm về công việc kinh doanh của Đàm Vĩnh Hưng:

" Dạo này anh Hưng chuyển qua bán hàng online đắt hàng lắm. Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng, 10 người làm cũng không hết.

Nghe nói anh Hưng còn lấy cả xe Cadillac 7 tỷ đi giao một đơn hàng mấy trăm ngàn. Nếu như thế thật thì tiền xăng còn mắc hơn tiền lời. Hình như đó là chiếc Cadillac đầu tiên của Sài Gòn".

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 4.

Dương Triệu Vũ khoe mái tóc 15 triệu được Đàm Vĩnh Hưng cắt

Được biết, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Đàm Vĩnh Hưng không đi hát mà chuyển qua kinh doanh cá hộp, cá đông lạnh. Anh có hẳn một thương hiệu cá hộp của riêng mình mang tên Vua Biển. Nhờ việc tích cực livestream nên Đàm Vĩnh Hưng kinh doanh rất tốt.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 19, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Chỉ thị nêu rõ:

Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân.

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

a) Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

b) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

c) Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối dịch thuật không lơ là, chủ quan;

d) Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

a) Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

b) Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trí, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

đ) Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

e) Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

g) Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

h) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

d) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

a) Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

b) Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

c) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

6. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

7. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

8. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

11. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

a) Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

b) Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

c) Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

d) Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

12. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

14. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Xiaomi 'cà khịa' iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu

Mới đây, trang fanpage chính thức của Xiaomi đã đăng tải hai hình ảnh so sánh giữa một mẫu smartphone chuẩn bị ra mắt của hãng, với một mẫu smartphone được cho là iPhone SE 2020. Một số dân mạng đã nhanh chóng nhận ra đây là một bài viết mang tính ‘cà khịa’ Apple của Xiaomi khi hãng này mang mẫu iPhone vừa ra mắt của Táo Khuyết ra làm trò cười.  

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 1.

Bài viết của Xiaomi trên trang Fanpage có dấu tích xanh đã nhận được 2,1 nghìn lượt Chia sẻ

Ở hình ảnh đầu tiên, có thể thấy rõ ẩn ý của Xiaomi, khi hãng công nghệ Trung Quốc cho rằng thiết kế của iPhone SE phiên bản mới quá lỗi thời. Sản phẩm giá rẻ nhất hiện tại của Apple có ngoại hình giống hệt iPhone 8, vốn đã ra mắt từ 2017, với tỷ lệ màn hình 16:9, viền trên dưới dày, không có cụm camera tai "tai thỏ". Máy được trang bị nút Home truyền thống tích hợp tính năng nhận diện vân tay Touch ID. 

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 2.

Theo ‘ẩn ý’ của Xiaomi, với một mẫu smartphone ra mắt vào năm 2020, kiểu dáng của iPhone SE 2020 khó có thể so được với các mẫu smartphone sắp ra mắt của hãng này, vốn có viền mỏng hơn, màn hình kích thước lớn hơn, sử dụng thiết kế màn hình giọt nước

Sang đến tấm hình thứ hai, Xiaomi lại tiếp tục "cà khịa" thời lượng pin của iPhone SE 2020, đồng thời ngầm khẳng định mẫu smartphone sắp ra mắt của hãng này sẽ có dung lượng pin cao hơn, thời lượng sử dụng lâu hơn.

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 3.

Mặc dù Apple không chính thức công bố thông số pin của iPhone SE 2020, giới công nghệ đã phát hiện mẫu iPhone mới này chỉ được trang bị viên pin có dung lượng chỉ 1821mAh, ngang bằng với iPhone 8. Theo bình luận của một số dân mạng phía dưới bài viết, việc trang bị dung lượng pin thấp như vậy cho một mẫu smartphone ra mắt trong năm 2020 là điều khó chấp nhận, khi các mẫu smartphone Android giờ đây đều trang bị dung lượng pin 3500 - 4000 mAh, thậm chí là 5000 mAh.

Cuối cùng, status của Xiaomi cũng không quên khẳng định giá bán của mẫu smartphone sắp ra mắt sẽ rẻ hơn so với iPhone SE 2020, nhưng lại mang tới nhiều tính năng đáng giá hơn cho người dùng.

Xiaomi cà khịa iPhone SE 2020 ngay trên trang fanpage chính thức: Thiết kế quá lỗi thời, pin yếu - Ảnh 4.

Còn nhớ trước đó, dân mạng Trung Quốc phiên dịch cũng đã có những phản ứng khá tiêu cực với màn ra mắt của iPhone SE 2020 tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Một số cư dân mạng nước này cho rằng đây chính là "bản sao chép" có chất lượng và "độ chính xác" cao nhất trong lịch sử của Apple. Có người còn châm biếm: "Tim Cook à, công ty của ông có còn tuyển dụng nhân viên sao chép không? Tôi có thể vẽ ra bản thảo sản phẩm này bằng đôi chân của mình, thậm chí chỉ lấy một nửa lương." 

Một số khác khẳng định, Apple là công ty duy nhất dám "xử lý hàng tồn kho" - những linh kiện thừa của iPhone đời cũ - bằng cách tạo ra sản phẩm mới này.

Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng iPhone màn hình nhỏ vẫn có đất sống và được nhiều người yêu thích. Bởi với mức giá rẻ, nó như một phiên bản mới được nâng cấp cấu hình dành cho những người vẫn đang gắn bó với iPhone 6, iPhone 7, iPhone 8.

Từ 'làm giàu không khó' đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào?

Suốt nhiều năm, công việc hàng ngày của Zhu Nini là ngụp lặn trong thiên đường thời trang ở Dongdaemun - một trong các ngôi chợ nổi tiếng nhất Seoul. Cô cầm gậy tự sướng, live-stream cho khoảng 100.000 fan của mình ở Trung Quốc và giúp họ mua hàng theo ý thích.

Cuộc sống Hàn Quốc của Zhu, 32 tuổi, đã chấm dứt bất ngờ từ tháng 1 vừa rồi, khi cô bay về Vũ Hán để ăn Tết cùng gia đình. Sau đó chỉ vài ngày, thành phố 11 triệu dân đóng cửa hoàn toàn do bùng phát dịch Covid-19. Đến nay Vũ Hán đã hết phong tỏa nhưng Zhu, cũng như hàng ngàn tay buôn chuyên nghiệp khác của Trung Quốc, vẫn chưa thể ra nước ngoài.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 1.

Một chuyến săn hàng của Zhu Nini ở Hàn Quốc

"Đại dịch đã khiến nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh túng quẫn, cạn kiệt nguồn lực và chật vật để sinh tồn - daigou chắc chắn nằm trong nhóm này" - Zhu cho biết.

Nghề daigou ở xứ Trung: Từ kiếm tiền nhanh đến thu nhập bị chững lại

Daigou là những người Trung Quốc ra nước ngoài săn hàng rồi về bán lại ở đại lục. Các mặt hàng bao gồm từ đồ xa xỉ đến sữa bột trẻ em - vốn hiếm có khó tìm, không đa dạng chủng loại hay có giá bán cao ở Trung Quốc sau khi nhập khẩu. Daigou từ lâu được xem là một "thị trường màu xám" do sử dụng nhiều phương thức khác nhau, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để tránh thuế nhập khẩu khi chuyển hàng về nước.

Thị trường này ước tính cung cấp việc làm cho 1 triệu người và tạo ra nhiều tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, cứ 10 sản phẩm xa xỉ bán cho người Trung Quốc thì 4 sản phẩm là do daigou mua, theo hãng tư vấn Bain & Company. Trong đó, Hàn Quốc là tọa độ tập trung nhiều daigou nhất do nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Tuy nhiên, việc giao thương đã đột ngột dừng lại khi các quốc gia hạn chế di chuyển, bắt buộc cách ly đối với người nhập cảnh và đóng cửa nhiều cửa hàng mua sắm, thậm chí ngừng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 2.

Thiên đường mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc trở nên ảm đạm giữa đại dịch (Ảnh: Newsis/Xinhua)

Được biết, có 2 nhánh daigou ở Trung Quốc. Một là daigou địa phương, chuyên "nằm vùng" ở nước ngoài và gửi hàng về nước. Hai là những daigou "tiền tươi thóc thật", bay qua bay về liên tục giữa Trung Quốc và điểm đến quốc tế rồi trực tiếp xách tay hàng hóa. Điểm chung của họ là đều chịu khủng hoảng giữa đại dịch.

Chen Yuanyuan thuộc nhóm thứ hai. Suốt nhiều năm, cô canh vé máy bay giá rẻ đến Hàn Quốc, mua sắm nào là son môi, mặt nạ, sản phẩm dưỡng da... ở cửa hàng miễn thuế. Cách phiên dịch tiếp cận gọn gàng và chi phí thấp của Chen giúp cô vượt qua nhiều cuộc biến động của thị trường daigou, ví dụ như sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử hay luật thương mại năm 2009, theo đó thắt chặt quy định thuế dành cho daigou.

Kể từ khi trở về thành phố Hạ Môn đón năm mới, Chen đã mắc kẹt ở quê nhà suốt hàng tháng nay. Cô vốn làm công ăn lương, chỉ xem daigou như một nghề tay trái nên không dại gì mạo hiểm ra nước ngoài lúc này.

Hành khách di chuyển giữa Trung - Hàn đều phải cách ly 2 tuần, cả đi lẫn về tổng cộng cách ly đúng 1 tháng. Những ai vi phạm đều bị xử lý rất nặng. Vào tháng 3, Bắc Kinh đã tạm giữ 36 daigou về từ Hàn Quốc để theo dõi y tế. Cảnh sát địa phương cũng cho 50 daigou khác vào "danh sách đen" cấm di chuyển hàng không, khiến họ không thể rời khỏi Trung Quốc.

"Mỗi ngày đều có rất nhiều khách hàng hỏi tôi chừng nào mới bay sang Hàn Quốc. Tôi bảo họ 'đến khi đại dịch này đã được kiểm soát trên toàn cầu'. Tôi vẫn đang có nhiều khách hàng và đơn hàng mới, nhưng vì không thể di chuyển nên chuyện làm ăn đã dở dang hết" - Chen cho biết.

Những daigou ở trời Tây cũng chật vật không kém, thị trường này sẽ sụp đổ?

Những daigou sinh sống ở nước ngoài cũng đang lâm vào cảnh khánh kiệt. Họ không lo lắng về việc di chuyển và cách ly, thế nhưng hiện giờ các dịch vụ vận chuyển lại đang hoạt động cầm chừng.

Long, một người chuyên săn hàng cao cấp ở Paris, cho biết việc chuyển hàng đang rất gian nan. Một kiện hàng từng có thể chuyển trực tiếp giữa Pháp với Trung Quốc, giờ đây phải đi qua các điểm trung gian như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và nhiều thành phố khác nhau ở xứ Trung trước khi đến tay người nhận. "Bình thường chỉ sau 7-10 ngày là khách hàng đã có được sản phẩm, nhưng bây giờ mất 3 tuần" - Long nói.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 3.

Các dịch vụ giao hàng, logistics chỉ bắt đầu phục hồi ở Trung Quốc vài tuần nay (Ảnh: Sixth Tone)

Long còn lo lắng cho sức khỏe của mình. "Vào đầu tháng 1, tôi đã nghe rằng 3 người nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Paris là du khách từng mua sắm ở nhiều trung tâm thương mại" - Long nói. Từ đó, cô cảm thấy những cửa tiệm xa xỉ như Balenciaga, Chanel hay Gucci trở nên đáng sợ hơn vì có thể tập trung nhiều người nước ngoài.

Đến giữa tháng 3, Paris đã cho đóng cửa hoàn toàn các điểm mua sắm. Lúc đó, Long cũng đổi tên tài khoản WeChat của mình thành "Khu thương mại đóng cửa rồi", nhắc nhở các khách hàng hãy thôi ý định mua sắm giữa tình hình hiện tại.

"Nếu có bất kỳ daigou nào ở Pháp, Anh, Ý nói rằng họ vẫn đang xếp hàng mua đồ cho bạn, hãy hủy kết bạn đi nhé. Chuyện đó là không thể" - Long cho biết.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 4.

Các cửa hàng xa xỉ đều đã đồng loạt đóng cửa ở Anh, Pháp, Ý... khi đại dịch Covid càn quét châu Âu (Ảnh: AFP/Xinhua)

Không chỉ nguồn thu nhập về mức 0 nhanh chóng, các daigou còn gánh chịu hậu quả kinh tế dai dẳng. Thói quen mua sắm của khách hàng có thể sẽ thay đổi mãi mãi sau đại dịch. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các daigou vốn đang khốc liệt hơn bao giờ hết do bùng nổ nền tảng live-stream. Chỉ những ai thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, bắt trend nhanh nhạy thì mới có thể tồn tại.

Ví dụ như Zhu Nini ở Vũ Hán, cô cho biết vào năm 2017, mình có thể kiếm lời tới 60 tệ (200 nghìn đồng) cho một chiếc áo thun. Nhưng hiện giờ, lãi được 10 tệ đã là may mắn rồi. "Những daigou có lượng người theo dõi cao và bán ra cỡ 10.000 sản phẩm/ngày vẫn có thể kiếm được khối tiền. Nhưng các tân binh trong ngành này thì khó mà trụ vững" - Zhu nhận xét.

Một buổi live-stream bán hàng của Zhu Nini

Hiện tại, Zhu đang tập trung kết nối với những khách hàng trung thành và có hầu bao dày. Nhưng nếu thời gian tới vẫn không thể mở rộng được tệp khách hàng, Zhu khó mà tiếp tục công việc daigou thêm nữa. "Đại dịch đã khiến cả thị trường chao đảo, và có lẽ tôi cũng không vượt qua được".

(Theo Sixth Tone)

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái "đột nhập" Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép?

Chuyện tình kéo dài gần 4 năm của  Phan Mạnh Quỳnh  và bạn gái Khánh Vy vẫn luôn nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Không chỉ thường xuyên xuất hiện cùng nhau, thoải mái công khai thể hiện tình cảm, cặp đôi còn liên tục dành cho nhau những lời khen "có cánh" trước truyền thông. Tuy nhiên bên cạnh đó, cả hai cũng không ít lần sẵn sàng "bóc mẽ" nhau, "cà khịa" công khai trên mạng xã hội, khiến fan vô cùng thích thú vì độ "lầy".

Theo đó mới đây, bạn gái Phan Mạnh Quỳnh còn khẳng định thêm khả năng kể xấu người yêu không thể xem thường khi "đột nhập" tài khoản mạng xã hội của nam ca nhạc sĩ để "bóc mẽ" điểm khác biệt, thậm chí là lạ thường của anh từ lúc hẹn hò đến nay. Cụ thể, Khánh Vy chia sẻ bức ảnh bên Phan Mạnh Quỳnh kèm lời nhắn: " Xem lại tấm hình cũ, lâu lâu chụp chung mà ngồi như bức tượng vậy đó, tức lồng ngực thiệt chứ. Tưởng đâu bị ba mẹ gả bán hay gì đó chứ hồi tán tôi nhiệt tình lắm nha quý vị.  Tôi đăng á không phải ổng, coi ổng có xoá thì thôi nha". 

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 2.

Bức ảnh ngồi nghiêm túc bên bạn gái, chỉ nhoẻn miệng cười của Phan Mạnh Quỳnh đã bị mang ra "bóc mẽ" không thương tiếc.

Chưa kịp chờ bạn trai phản ứng lại, Khánh Vy tiếp tục dùng tài khoản mạng xã hội của cô để bình luận ngay dưới bài đăng này: " Sẵn đây mình cũng muốn nói vài biểu hiện lạ lùng. Hai  đứa đang đi xe máy dạo biển, ổng hỏi tui gì đó tui không trả lời (tại đang suy nghĩ á) cái ổng nói "alo alo" y hệt đang nói chuyện điện thoại. Ủa? Là sao. Ở nhà mà ổng dịch thuật hỏi gì không nghe tui nói lại ổng cũng alo alo như đang nói chuyện điện thoại á, hay đó là biểu hiện của yêu xa quá lâu vậy mọi người". 

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 3.

Biểu hiện lạ lùng của Phan Mạnh Quỳnh khi yêu như thế nào cũng được bạn gái công khai cho cả bàn dân thiên hạ được biết.

Phan Mạnh Quỳnh bị bạn gái đột nhập Facebook để kể xấu: Lúc tán tỉnh nhiệt tình, khi yêu thì tưởng bị ba mẹ bắt ép? - Ảnh 4.

Nghe màn kể xấu của bạn gái Phan Mạnh Quỳnh mới thấy, đúng là không thể so sánh được lúc mới yêu và khi đã yêu lâu năm. Tuy nhiên với độ kể xấu công khai như thế này, ai ai cũng mong chờ phản ứng của Phan Mạnh Quỳnh sau khi phát hiện Facebook cá nhân bị "đột nhập" sẽ ra sao.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó

Đó là cái tài che mắt mọi người của Johannes Stötter - một họa sĩ body painting (nghệ thuật vẽ trên cơ thể) vô cùng tài năng đến từ Italy. 

Nếu được chiêm ngưỡng những tác phẩm tuyệt đỉnh của anh, hầu hết mọi người đều không thể nhận ra "chân tướng" cho đến khi người mẫu cử động, phá vỡ bố cục ban đầu.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 1.

Mới đây, Johannes đã quay lại một đoạn video rất đáng kinh ngạc, mở ra một cái nhìn mới cho tất cả mọi người yêu nghệ thuật vẽ tranh trên cơ thể (body painting). 

Nhìn qua ai cũng ngỡ rằng tác phẩm là một bức tranh sơn dầu vẽ con bướm với đôi cánh sặc sỡ đậu trên bông hoa màu vàng đẹp hoàn hảo nhưng rồi lại giật mình khi "con vật" cử động.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 2.

Đây chính là sự thật về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đánh lừa thị giác của nhiều người.

Johannes Stötter đã phải dành nhiều năm để hoàn thiện kỹ thuật và tin rằng “con bướm” này là tác phẩm thành công nhất của mình. 

Johannes Stötter chia sẻ: "Bước đầu tiên tôi phác thảo các vị trí với bản vẽ bằng bút chì, rồi thử nghiệm phác thảo lên người thật. 

Tôi tiếp tục tạo bản phác thảo lớn hơn và thêm màu sắc, kết cấu của một con bướm tưởng tượng trong đầu. Tôi vẽ bông hoa lớn màu vàng làm nền rồi bắt tay thực hiện tác phẩm”.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 3.
Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 4.

Quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy vất vả của Johannes.

Thành công của tác phẩm còn phụ thuộc vào cả người mẫu. Johannes đánh giá cao sự kiên nhẫn của người mẫu Laura khi cô phải tạo dịch thuật dáng bất động trong nhiều giờ liền. 

Dù phải 5 lần bất động để chỉnh sửa bức vẽ, Laura vẫn bình tĩnh, kiên nhẫn, và phối hợp tốt với họa sĩ để cho ra đời tác phẩm hoàn hảo.

Johannes Stötter cho biết nhiều người phản ứng tích cực với tác phẩm này và cho rằng đây là tác phẩm nghệ thuật tốt nhất của anh từ trước đến nay.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 5.

Họa sĩ Johannes đã đạt được nhiều giải thưởng có giá trị nhờ việc tái hiện động vật chỉ bằng cơ thể người.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 6.
Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 7.

Sự thật đằng sau bức tranh con chó sói.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 8.

Bạn có nhận ra 2 người phụ nữ hóa thân thành 2 con vẹt trong bức hình này.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 9.

Một số tác phẩm ấn tượng khác của Johannes.

Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, họa sĩ Johannes Stötter sở hữu một khả năng không ai sánh nổi về việc biến đổi một hay nhiều người mẫu thành hình dạng con vật khác nhau.

Johannes Stötter đã thu về hàng loạt giải thưởng về nghệ thuật vẽ trên cơ thể người nhờ đôi bàn tay khéo kéo và đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng sắp xếp bố cục hơn người.

Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 10.
Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 11.
Ai cũng nghĩ đây là một bức tranh sơn dầu tuyệt đỉnh nhưng rồi phải tròn mắt mới tìm thấy người phụ nữ ẩn mình trong đó - Ảnh 12.

Anh cho biết: "Trong khi một bức tranh vải có thể tồn tại mãi mãi, thì một bức tranh vẽ trên cơ thể chỉ tồn tại trong vài giờ. 

Tôi suy nghĩ và quan sát thế giới, thiên nhiên, màu sắc và hình dạng với đôi mắt rất rõ ràng cùng một trái tim rộng mở. Vẽ tranh là niềm đam mê lớn của tôi".